Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

[HelloPet] - Làm sao biết nhóc mèo đang đau,ốm

Mèo là trùm trong việc che dấu bệnh tật. Ngay cả mèo mẹ còn không nhận biết được con nó bị bệnh/đau chỗ nào nữa (cho tới khi bệnh trở nặng). Ta cũng không thể hiểu những tiếng meo méo, rừ rừ của tụi nó là đang vui hay buồn, đau đớn hay thích thú. Trong topic (các dấu hiệu cho biết cún bị đau) mình cũng có nói điều duy nhất để phát hiện ra là vỗ về, vuốt ve các bé hằng ngày. Nhờ đó ta sẽ dễ nhìn ra những khác biệt ở thái độ và vẻ ngoài nhanh chóng tiến hành chữa trị nếu cần thiết.


  1. Mèo bỏ ăn? Nó sẽ cực rõ ràng nếu là tình trạng “heo chê cám”( ngay cả với món khoái khẩu mà các bé cũng bỏ). Chán ăn cũng là khi bé tỏ ra không mấy hứng thú với thức ăn và ăn ít đi. Việc đó cũng nói rằng méo nó đang bị đau/bệnh nên mới mất cảm giác thèm ăn.
  2. Ăn ít đi cũng kéo theo việc giảm lượng nước uống. Thiếu nước thường dẫn đến mất nước. Một bí kíp nhỏ để xem mấy nhóc có bị mất nước hay không nè:  Nắm nhẹ vùng da giữa 2 xương bả vai rồi thả ra. Nếu méo uống đủ nước thì độ đàn hồi của da sẽ tốt ( da trở về vị trí cũ ngay lập tức) còn không tức là thiếu nước.
  3. Phân và nước tiểu: phân bình thường hay có màu nâu, xốp (dù chủ đề này cực kì ám ảnh người đọc nhưng sau này mình sẽ post 1 topic kĩ càng hơn về nó) Cứng quá hay lỏng cũng dẫn tới nhiều vấn đề. Có máu không? Chất nhờn? Giun bò lổm nhổm trong đó? :-SS (đặc biệt mèo có nhiều căn bệnh với tỉ lệ chết cao biểu hiện ra bằng phân). Nhớ đừng quên kiểm tra sư thay đổi màu sắc phân nhé…
  4. Mức độ chải chuốt lông mèo: mèo ốm thường không mấy quan tâm tới việc chải chuốt dù loài này nổi tiếng đỏm dáng. Độ sáng và bóng của lông mèo cũng tiết lộ sức khỏe của mấy nhóc đó. Tuy nhiên, liếm mãi một vị trí cũng có thể do bọ,ve/ dị ứng.
  5. Bạn có bàn cân? Mình cực ủng hộ việc chăm chỉ đặt nhóc mèo lên so trọng lượng. Đột ngột tăng cân/giảm cân cũng là 1 dấu hiệu. 
  6. Mật độ lông: Dày? Mỏng? Nhớ ghi lại những điểm rụng nhiều lông nhất cho bác sỹ thú y biết nha. 
  7. Tai: màu sắc trong tai là điểm tựa tốt để đánh giá sức khỏe của mèo. Ngoài ra bạn còn có thể thấy rõ nhất khi ve, bọ bám ở tai mèo (lốm đốm như bột cà phê).. Tuy nhiên, không phải mèo nào cũng ngứa tai vì ve, bọ đâu, còn do nhiều nguyên nhân khác. Do tai có kết cấu bằng xương và sụn nên máu không được dẫn nhiều tới tai. Tránh đừng để mèo bị lạnh lâu quá, tai có thể bị đông cứng đó :-SS Các thương tích ở tai cũng dễ dàng dẫn tới sốt, nhiễm trùng. ( mèo đánh nhau, cắn nhau thì thường nhè vào tai đối thủ mà ngoạm, rất dễ làm rách tai… :-SS ) 
  8. Mắt: Một số bệnh về thần kinh có thể khiến hai đồng tử có độ lớn khác biệt. Đục thủy tinh thể, viêm mắt… đều có thể thấy rất rõ. Mống mắt đổi màu, kết mạc mắt(dưới mí mắt) bị phồng, mí mắt sưng, màng cứng (thường có màu trắng) loét,xước, bầm tím, chuyển màu vàng hay đỏ ngầu đều cần được đưa đi khám chữa. 
  9. Nhiệt độ cơ thể: Bình thường ở mèo là 37.5-39.17 ºC, được đo bằng cách nhét máy đo vào hậu môn mèo~nhớ giữ chặt bé nếu không muốn mất tính chính xác của máy. 
  10. Răng: cao răng quá dày sẽ dẫn đến hôi miệng. Tích tụ nhiều cao răng tạo ra chỗ ẩn náu tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Từ đó, bệnh nhiễm trùng sẽ có cơ hội tấn công đường máu và lây lan qua các cơ quan khác. Cạo vôi răng là cách hay để phòng chống việc này ha. 
  11. Lợi(nướu) là những biển báo khá chính xác. Do một vài nguyên nhân, mèo(mang lông vàng cam) thướng có khuynh hướng phát triển các đốm “tàn nhang” trên mũi, mép, nướu và bên trong miệng. Tuy nhiên, mèo đen có nướu đen thì lại là bình thường. Sau đây là 1 số trường hợp màu sắc của nướu mèo:
• Lợi màu hồng tươi: an tâm đi, méo nó khỏe lắm 
• Trắng nhợt: thiếu máu.
• Vàng: bệnh về gan.
• Xanh nhạt: thiếu oxy, mèo bị ngộ độc hoặc hô hấp kém.

#yeudongvat.org 

[HelloPet] Hướng dẫn diệt bọ chét, rận cho mèo con từ 1 tháng tuổi


1. Lấy một chậu nước ấm, dùng cái chén và làm ướt mèo, dùng một miếng bọt biển sạch làm ướt hết bề mặt lông. Dùng loại dầu gội đầu của trẻ em xoa nhẹ lên lông mèo. Dùng tay xoa nhẹ nhàng bề mặt lông mèo. Để xà bông trên cơ thể mèo 30-90 giây cho bọ chét chết ngạt.


2. Rửa lại cho mèo bằng nước sạch. Dùng một cái khăn khô lau cho mèo và cho mèo vào nơi ấm áp.



3.Rắc lên cơ thể mèo phấn rôm của trẻ em hoặc bột nở (baking soda), nó sẽ giúp mèo khô triệt để. Việc này sẽ làm mất nước của bất cứ con bọ chét nào. Sau đó làm cho phấn đó thấm xuống dưới lớp lông.



4.Sau đó dùng một cái lược mịn chải hết cả bọ chét và trứng bọ chét. Chải thật kỹ để không xót con nào, sau đó bỏ bọ chét vào một cái lọ thủy tinh có chứa xà phòng bên trong.




5.Trộn một thìa nước chanh với một cốc nước sau đó cho vào chai xịt. Xịt cho mèo của bạn, cái hỗn hợp nước chanh đó sẽ hoạt động như một chất xua đuổi bọ chét và không gây hại cho mèo của bạn.

Chứng tiêu chảy ở mèo

[HelloPet]Chứng tiêu chảy ở mèo.

Tiêu chảy là sự đào thải phân lỏng với lượng lớn khác thường, tăng các cơn rặn, tăng nhu động ruột quá mức của mèo.
Thông thường phải mất 8 giờ để thức ăn từ miệng qua bộ máy tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và điện giải chỉ còn lại các chất cặn bã, xơ hình thành phân ở ruột kết và chờ để thải ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, tốc độ thải nhanh hơn kèm theo nhiều nước, điện giải và niêm mạc ruột bong ra, thậm chí xuất huyết do viêm nhiễm với mùi hôi tanh khó chịu.

Các nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở mèo ?

1. Ăn quá nhiều, đặc biệt thức ăn béo, giàu đạm : mỡ, cá, thịt hoặc các loại thức ăn ôi, thiu, có nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa.

2. Ăn xác động vật chết thối rữa : xác chuột chết, chim chết, phủ tạng động vật ( ruột cá, lòng gà, lợn... )

3. Ăn phải dị vật : que cứng, cỏ cây, giấy, vải, nhựa...

4. Ăn, liếm phải các chất độc hữu cơ, xăng dầu, chất tẩy rửa gia dụng, vật liệu xây dựng xi măng, gạch cát...một số cây cỏ độc trang trí vườn hoa hoặc nội thất.

5. Chăm sóc Mèo già, mèo ốm yếu bằng sữa: khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm sữa rất kém do không đủ men Lactase tiêu hóa đường Lactose của sữa. Đặc biệt dễ bị tiêu chảy khi nuôi mèo bằng sữa ở xứ nhiệt đới nóng ẩm.

6. Các stress tâm lý bất lợi : hoảng hốt, buồn rầu, tự giải cứu sập bẫy, nơi ở mới, người lạ... làm ức chế quá trình tiêu hóa gây tiêu chảy.

7. Nhiễm dịch bệnh do virus, vi trùng , nấm mốc: Bệnh Panleukopenia, Leukemia, Salmonella, Bệnh suy giảm miễn dịch do virus ( Feline Immunodeficiency Virus Infection FIV ).

8. Nhiễm ký sinh trùng: Giun sán, Động vật nguyên sinh Protozoa như: Coccidia, Giardia, Toxoplasma.

9. Các bệnh đường tiêu hóa : Khối u, viêm Dạ dày- ruột, Co thắt đại tràng...

Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào ?

1. Quản lý chất lượng và số lượng thức ăn, loại thức ăn thích hợp cho mèo.

2. Tiêm phòng vaccine định kỳ chống các bệnh virus, vi khuẩn theo tư cấn của các Bác sỹ thú y.

3. Định kỳ tẩy giun sán, đặc biệt mèo non dưới 6 tháng tuổi.

4. Quản lý các hóa chất độc, chất tẩy rửa gia dụng, cây cỏ độc, hoa lá độc trang trí nội thất ( Hoa Ly ).

5. Giảm thiểu các stress bất lợi, yêu thương và chăm sóc mèo chu đáo, khoa học.

Chữa trị tiêu chảy ra sao ?

1. Loại bỏ các nguyên nhân gây tiêu chảy.

2. Thăm khám và theo chỉ định điều trị của Bác sỹ thú y.

Vi khuẩn kỵ khí Clostridium difficile gây tiêu chảy nặng nề ở mèo, đặc biệt mèo non.


Tôi cần bù nước khi bị tiêu chảy !

#yeudongvat.org